Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Tự lãnh đạo bản thân – Đỉnh cao của nghệ thuật lãnh đạo.

Theo TS.Tâm Việt: "Thế giới ngày càng phát triển. Một điều kỳ lạ là càng phát triển lại càng bất ổn. Khủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn. Lãnh đạo thực sự ngày càng thiếu hụt ở mọi tổ chức, dù đó là đạo giáo hay đảng phái, dù đó là kinh doanh hay thể thao… Khắp nơi trên thế giới người ta càng ngày càng ít tin vào giới lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo chỉ lo "lãnh đạo” bắt bẻ người khác mà bỏ qua chính mình không một chút băn khoăn. Tự lãnh đạo bản thân là đỉnh cao của lãnh đạo, cũng là cái gốc, nền tảng để vươn tới tầm cao. Gốc không có làm sao đạt tới đỉnh. Gốc của lãnh đạo là hiền tài mới hái tiền, sung sướng là phụng sự rồi mới hưởng thụ”

Chuyện kể rằng, một bà mẹ dẫn cậu con trai của mình, cậu bé mắc chứng ăn đường vô độ, đến gặp thánh Gandhi và thỉnh cầu ngài giúp khuyên cậu bé để cậu bé không ăn đường nữa. Thánh Gandhi cười và nói với bà mẹ rằng: "Hai tuần sau bà dẫn cháu đến gặp lại tôi”. Nghe lời Ganhdi bà mẹ dẫn cậu bé về và hai tuần sau quay lại. Lần này, Ganhdi chân thành "Xin lỗi bà tôi vẫn chưa thể giúp cháu được, một tuần sau bà dẫn cháu đến gặp tôi”. Bà mẹ lại dẫn con về và một tuần sau lại mang con đến gặp Ganhdi. Thật kỳ lạ, Gandhi chỉ gặp cậu bé trong vòng năm phút mà sau đó cậu bé giảm hẳn ăn đường. Ít lâu sau, gặp lại Ghandi bà mẹ chân thành cám ơn và không khỏi tò mò hỏi thánh Gandhi: "Vì sao chỉ mất có năm phút khuyên nhủ cháu mà ngài bắt mẹ con tôi phải chờ ba tuần liền và mất công đi lại thêm hai lần như vậy?”. Gandhi nhìn bà mẹ cười thành thật: "Trước khi gặp mẹ con bà tôi cũng là người ăn đường rất nhiều”.

Chính vì trước đây Gandhi cũng là người ăn đường rất nhiều nên ông cần tự lãnh đạo mình, chữa mình trước, rồi mới khuyên cậu bé. Đó cũng là lý do vì sao phải mất ba tuần sau Gandhi mới gặp cậu bé. Ông cha ta có câu "Tu thân –Tề gia – Trị Quốc – Bình thiên hạ”. Nhà lãnh đạo tài ba Gandhi luôn thấm nhuần "Muốn lãnh đạo được người khác trước tiên phải lãnh đạo chính mình một cách chuẩn xác”. Lãnh đạo là tạo gương. Tự lãnh đạo bản thân – Đỉnh cao của lãnh đạo.

Một trong các khác biệt cơ bản nhất giữa lãnh đạo và quản lý là lãnh đạo tập trung vào thay đổi, cải cách, quản lý tập trung vào duy trì ổn định. Thế kỷ 21, biến đổi khí hậu mãnh liệt hơn, khủng hoảng liên tục hơn, trầm trọng hơn, vai trò lãnh đạo càng ngày càng chiếm ưu thế. Làm chủ nghệ thuật lãnh đạo càng cấp bách hơn bao giờ hết. Cũng vì lẽ đó, người lãnh đạo càng cần tự lãnh đạo tự đổi mới mình trước khi lãnh đạo và đổi mới người khác. Không thể lãnh đạo kiểu "treo đầu dê bán thịt chó”, "nói một đường làm một nẻo”. Người lãnh đạo thực sự không phải là người để quần chúng phải cảnh giác và nhắc nhở lẫn nhau "đừng nghe lãnh đạo nói hãy xem lãnh đạo làm”. Một trong những phẩm chất quan trọng của lãnh đạo là trung thực. Đỉnh cao của trung thực là trung thực với chính mình. Một hành động đẹp đè bẹp triệu lời bàn suông. Sức mạnh thực thụ của lời nói là sức mạnh của lời nói được bảo đảm bằng việc làm, bằng tấm gương tự thân.

Ở cảng nọ, sau trận cuồng phong, chỉ còn một con tàu quay về cảng. Các nhà báo đến phỏng vấn vị thuyền trưởng tại sao các tàu khác bị lật đắm mà tàu của ông vẫn an toàn trở về. Thuyền trưởng khẽ khàng: "Tôi luôn lái tàu lao thẳng vào tâm bão”. Người lãnh đạo cũng như thuyền trường của một con thuyền, khi đối mặt với bão tố họ chính là người ảnh hưởng đến sống chết của tất cả những thành viên khác.

Thuyền trưởng – lãnh đạo cao nhất của con tàu trong bão dông, đã thấm nhuần rằng cách duy nhất để sống còn là lao vào tâm bão. Lãnh đạo luôn hiện diện và đối đầu với khó khăn với sóng gió, chèo chống để bảo đảm an toàn cho người và của. Đối mặt, không né tránh, không bỏ chạy. Né tránh thì chỉ có nước chết. Biết vậy nhưng bao thuyền trưởng khác không đủ dũng cảm để lao vào tâm bão và họ đã mãi mãi vùi xương nơi đáy biển.

Chuyện xưa cũng kể rằng, loài quỷ nắm giữ một báu vật và không muốn cho loài người có được nó. Chúng bàn nhau tìm cách cất dấu thật kỹ báu vật đó đi. Chúng định dấu lên núi cao, nhưng không được vì loài người luôn háo hức chinh phục đỉnh cao. Định dấu xuống đáy biển nhưng chúng biết loài người sẽ khoan sâu dưới đáy biển nhiều cây số. Định dấu lên cung trăng nhưng chúng biết rằng loài người sẽ chinh phục được tận sao Hỏa sao Kim. Cuối cùng chúng đã dấu báu vật nơi mà con người không bao giờ ngó đến, thật bất ngờ đó chính là trong trái tim của họ. Và quả vậy, đến tận bây giờ con người vẫn lao đi tìm hạnh phúc ở những nơi xa xôi khác mà bỏ qua trái tim mình không thương tiếc.

Ngày nảy ngày nay, chuyện kể rằng, loài quỉ giờ đây còn ác độc hơn, chúng cấy vào trái tim con người một loại virus lây nhiễm rất nhanh. Đấy là virus "tham lam”. Ác độc hơn chúng cấy loại virus cực mạnh là "tham, sân, si” vào trái tim các nhà lãnh đạo.

Quỉ ngày nay khác hẳn quỉ ngày xưa. Chỉ con người là vẫn vậy, vẫn tham lam chinh phục chiếm đoạt những thứ bên ngoài mình. Họ càng lệch hướng càng thêm nguy hiểm. Tâm bão nằm trong chính trái tim của mỗi người, tâm bão thời đại nằm trong trái tim các nhà lãnh đạo. Nếu lãnh đạo – thuyền trưởng cuộc đời mải miết lao ra bên ngoài mà né tránh tâm bão ngay trong trái tim mình, không thành thực với trái tim mình, không lao vào tâm bão – con tim thì chỉ có nước tan thây. Họ cần biết rằng, nơi bình yên nhất là tâm của cơn bão, tưởng xa nhưng hóa ra lại rất gần. Bão thiên nhiên thì ít, ngắn ngày, còn dự báo được. Bão cuộc đời thì nhiều vô kể, luôn bất ngờ, dai dẳng. Dông bão cuộc đời có thể ập xuống từ bất cứ nơi đâu, từ kẻ thù và bất ngờ hơn cả là từ những người thân yêu nhất. Bất ngờ khó chống đỡ hơn cả là sóng thần nổi lên từ tâm quả đất, từ dưới đại dương. Ít nhà lãnh đạo chống đỡ nổi sóng thần "tham, sân, si” từ sâu thẳm tâm can của chính bản thân họ.

Ai cũng yêu tự do. Suốt đời chúng ta đấu tranh vì tự do. Ai cũng thuộc lòng "không có gì quý hơn độc lập tự do”. Các nhà lãnh đạo phấn đấu vươn lên để được tự do nhất. Thật là ngược đời, rất nhiều nhà lãnh đạo không những không có tự do mà càng lên chức lại càng ngập sâu vào gông cùm vật chất. Thế mà chúng ta cứ tự nguyện cùm mình vào nhà cửa, tự nguyện gông vào xe cộ, tự mình chui vào gọng kìm chức tước… Khốn nạn hơn, cái cùm, cái gông ấy lại càng ngày càng to hơn. "Cả thèm chóng chán”. "Được voi đòi tiên”. Tham, sân, si không tự mất đi mà càng ngày càng lớn dần và chỉ khi bị gông cùm nhà cửa, chức tước biến thành còng số 8 sau cửa nhà lao chúng ta mới ước gì đổi tất cả lấy hai chữ "tự do”.

"Trời ơi biết đến khi mô?
Thân ta mới lại từ trong tới ngoài.
Thơm như hương nhụy hoa nhài,
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng.&Rdquo;

"Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Người cần lãnh đạo nhất là chính mình. Người không vì mình thì trời tru đất diệt. Ta hãy đối mặt với chính mình, hãy bắt đầu từ chính mình. Hãy thay đổi từ sâu thẳm tâm ta. Đừng để cho vật chất cản bước tự do, cản bước tiến lên về tầm vóc, về trí tuệ, về tinh thần của những người lãnh đạo. Hãy dừng lại và tự hỏi "ta còn thiếu gì không, kiếm chác thêm có để làm gì không! Có thực sự ta muốn kiếm chác hay đấy chỉ là một thói quen hoành hành ta? Ta là người lãnh đạo hay là một kẻ nô lệ của thói quen?”. Ta đã có thừa vật chất để sống nhiều đời rồi, tham thêm cũng có dùng được đâu. "Hổ chết để da, người ta chết để danh”. "Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Nếu vào nhà đá liệu vật chất còn có ý nghĩa gì? Hãy thay đổi từ thực thụ từ trong ra ngoài. Ta hãy vươn tới đỉnh cao của lãnh đạo – Tự lãnh đạo.

Rõ ràng "lãnh đạo là nhiệm vụ chứ không phải chức vụ”, "lãnh đạo là chức năng chứ không là công cụ kiếm ăn”. Lãnh đạo làm việc với con người, chứ không phải quản lý đầu việc. Người lãnh đạo chỉ sung sướng thực thụ và bền vững trong quá trình dấn thân phụng sự chứ không phải là thời điểm ngồi đếm của. Hãy học Đức Phật, rời bỏ tất cả vật chất vướng víu đời thường, ngày ngày chỉ khất thực và giảng đạo, phụng sự hết mình. Chính như vậy, Đức Phật mới đạt tới đỉnh cao của lãnh đạo, để lại tiếng thơm muôn đời, luôn là tấm gương để muôn người noi theo.
Sưu Tầm Internet

Muốn tăng lương ngay, hãy là một trong 5 loại nhân viên sau!

Khi phải trả thêm tiền cho một thứ gì đó là điều khó khăn với bất kỳ ai, đặc biệt là nếu bạn là một doanh nhân, chủ sở hữu một doanh nghiệp nhỏ hoặc khởi nghiệp.



Là nhân viên, ai cũng muốn được tăng lương sau một thời gian cống hiến cho doanh nghiệp. Khi phải trả thêm tiền cho một thứ gì đó là điều khó khăn với bất kỳ ai, đặc biệt là nếu bạn là một doanh nhân, chủ sở hữu một doanh nghiệp nhỏ hoặc khởi nghiệp. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng bạn chỉ trở nên mạnh mẽ khi có những nhân viên tốt nhất và khen thưởng cho những nỗ lực, lòng trung thành của họ. Những nhân viên tài năng là tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp. Nếu không khuyến khích, bạn có thể nhận được một bất ngờ thông báo nghỉ việc từ họ.

Dưới góc độ quản lý, không cần thiết phải tăng lương cho tất cả mọi người, trừ khi điều này được cam kết trong hợp đồng của họ. Sự cân nhắc là yếu tố then chốt, đặc biệt là khi bạn chỉ muốn tăng lương cho một hoặc một số ít nhân viên của mình. Vậy nên cân nhắc tăng lương lập tức cho những nhóm nhân viên nào trong công ty của bạn?

Dưới đây là 5 loại nhân viên nên được tăng lương ngay lập tức. Hãy đối xử với nhân viên của bạn như cách họ xứng đáng được đối xử, và họ sẽ dành cho bạn nhiều lợi ích hơn nữa.

1. Người mang lại nhiều doanh thu nhất

Không quan trọng rằng đó là một người thợ pha cà phê liên tục nhận được nhiều lời khen và doanh thu hay một nhân viên bán hàng kiếm được hoa hồng cao nhất. Có nhiều cách để nói lên rằng ai là người kiếm tiền giỏi nhất và bạn có thể đã có tên của họ trong đầu mình. Chỉ cần chú ý đến việc họ là người duy nhất thực hiện tốt nhất, những nỗ lực của họ có tác động đến sự thay đổi với hầu hết các khách hàng. Hãy phân cấp sân chơi giữa các nhân viên, xem xét các tác nhân biến động trước khi đưa ra một mức tăng nào đó.

2. Người có kỹ năng vô giá

Có những thứ không thể học được, chẳng hạn như tính cách cá nhân khiến những khách hàng của bạn yêu mến trong mọi ngày. Ví dụ, chẳng hạn nhân viên lễ tân của bạn ngay lập tức làm bừng sáng một ngày của mọi người và bạn nhận được hàng tá lời khen ngợi về anh ta thì rõ ràng anh chàng này xứng đáng được khen thưởng. Hơn cả sự phù hợp với văn hóa công ty, việc giúp đỡ để định hình nó trở nên tốt hơn là một kỹ năng không thể thay thế.

3. Người cống hiến hơn 100%

Nếu bạn có một nhân viên luôn luôn đi đầu, dấn thân và hơn thế nữa, ngay cả khi cô ấy không phải là người bán hàng quá nổi bật, bạn cần phải đánh giá cao những nỗ lực đó. Không phải ai cũng có thể là người tiên phong hoặc thậm chí là người tốt nhất trong một bộ phận nhất định. Tuy nhiên, công việc khó khăn phải cân nhắc tới là việc bỏ qua chất lượng, đặc biệt là nều nhân viên này có xu hướng trở nên im ắng hoặc dè dặt hơn.

4. Người gắn bó từ thủa ban đầu

Giả sử người đó đã không đạt được đến mức làm việc kiệt sức và vẫn đang thực hiện công việc, đôi khi tăng lương là một thứ cần để tiếp thêm ngọn lửa trong họ. Nhân viên đó có thể không có ngôi sao sáng của bạn tại thời điểm hiện tại vì cảm thấy không được đánh giá đúng mức. Họ nhìn thấy các nhân viên khác đến và đi nhưng cảm thấy bị mắc kẹt trên chính bàn làm việc của mình. Thưởng cho lòng trung thành và sự cống hiến bền bì lúc này bạn nên áp dụng.

5. Người muốn vận hành mọi thứ trong một ngày

Bạn có nhìn ra CEO, giám đốc điều hành hay các danh hiệu cao quý trong tương lai ở một trong những nhân viên của mình? Anh ta hiện chỉ có thể được mài giũa những kỹ năng vốn có của mình, nhưng bạn không muốn mất nhân viên này chonhững điều lớn hơn và tốt hơn. Hãy cân nhắc tới tương lai của công ty khi bạn không còn điều hành nó. Nếu bạn nghĩ rằng vị CEO trong tương lai là đã xuất hiện, việc cần làm hiện tại là thỏa thuận để giữ chân họ ngay bây giờ.

Những nhân viên có thể là người tạo ra hoặc phá vỡ doanh nghiệp của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn giữ lại những người tốt nhất bởi những đồng tiền bỏ ra đều phải sinh lời cho bạn.

Theo Infonet

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Trả   lương   theo phong cách Walmart - ai được, ai hại?

Trong kinh doanh, hạ giá để cạnh tranh hoặc để chiếm thị trường trong một thời gian nào đó rồi trở lại giá bình thường là một trong những “chiến thuật” dường như công ty nào cũng đã áp dụng một vài lần trong thời kỳ mới thành lập hoặc lúc cần mở rộng thị trường.

Còn nếu cạnh tranh theo kiểu bất cứ lúc nào cũng chỉ dùng hình thức lấy giá rẻ làm “ưu tiên” thường không mang lợi nhuận cho công ty, cho nhân viên và cho nền kinh tế nói chung.

Sự phát triển của hãng Wal-Mart, công ty bán lẻ lớn hàng đầu trên thế giới và công ty Sams Club, chi nhánh của Wal-Mart, chuyên bán hàng theo kiểu tồn kho khiến rất nhiều hãng bán lẻ nhỏ phải đóng cửa vì không thể cạnh tranh giá cả. Sam’s Club này đạt được thành công phần lớn nhờ trả lương nhân viên thấp.

Tuy nhiên, ngoài việc trả tiền lương thấp Wal-Mart có quá trình đối xử với nhân viên không mấy hậu hĩnh và không cung cấp những phúc lợi xứng đáng cho nhân viên so với đối thủ hàng đầu là tập đoàn Costco.

Ðầu tháng ba vừa qua, Costco đã chứng tỏ việc trả lương hậu và tăng phúc lợi cho nhân viên mang về cho Costco lợi nhuận nhiều hơn với báo cáo lợi tức tăng 25% và số sản phẩm bán ra tăng 14% trong quý ba 2003. Tuy vậy tại thị trường chứng khoán cổ phiếu chứng khoán của Costco lại mất giá đến 4% vì giới đầu tư lo ngại chi phí điều hành, trong đó bao gồm tiền lương và phúc lợi trả nhân viên, sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty bán hàng tồn kho này.

Liệu suy nghĩ của giới phân tích thị trường chứng khoán đúng hay đường lối điều hành của Costco là đúng?

Trả lương cao mang lợi cho nhân viên và nền kinh tế:

Các nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán thường “ưa thích” cổ phiếu của Wal-Mart hơn vì chi phí điều hành thấp. Phố Wall thích Wal-Mart cho dù với chủ trương giảm chi phí tối đa, tập đoàn Wal-Mart từ lâu đã không có thành tích tốt đẹp mấy về đối xử với nhân viên, về sự đóng góp từ thiện vào những sinh hoạt lành mạnh của cộng đồng địa phương cũng như tập đoàn này đã “bỏ rơi” một địa phương sau khi đã thấy không còn bán được nhiều hàng.

Tạp chí BusinessWeek cho biết Wal-Mart trả lương nhân viên không cao và chỉ chịu chi tiền bảo hiểm y tế cho ít hơn một nửa trong số 1, 2 triệu nhân viên làm việc cho hãng. Trong số này 102.000 người làm việc cho Sams Club.

Các chuyên gia xã hội cho rằng càng có nhiều nhân viên tại địa phương nào làm việc cho Wal-Mart thì càng làm tăng gánh nặng cho xã hội địa phương đó. Lý do là do lương thấp (khoảng 9,64 USD/giờ tại Wal-Mart; 11,52 USD/giờ tại Sams Club) khiến nhân viên không có khả năng mua sắm nhiều. Phần công ty góp cho quỹ hưu bổng của nhân viên thấp cũng khiến về lâu về dài những công nhân về hưu sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt lúc về chiều. Những nhân viên không có bảo hiểm y tế sẽ phải xin trợ cấp y tế của tiểu bang hoặc liên bang, trở thành gánh nặng cho chính quyền địa phương và gián tiếp trở thành gánh nặng cho công dân đóng thuế đầy đủ.
Trong khi đó, với mức lương trung bình 15.97 USD/giờ cộng với những phúc lộc cao hơn Wal-Mart/Sams Club nhiều, nhân viên làm việc tại Costco có khả năng tiêu thụ nhiều hơn. Nhân viên Costco cũng được bảo đảm y tế cao hơn, được đóng góp tiền hưu bổng nhiều hơn khiến họ cảm thấy hài lòng hơn với công việc làm. Thêm vào đó 1/3 trong số 68.000 nhân viên Costco là thành viên nghiệp đoàn lao động Teamsters.

Tinh thần làm việc thoải mái, mức lương khá tạo sự an tâm cho nhân viên Costco và khiến họ hăng hái cố thêm một chút nếu cần thiết nhằm bán cho đạt chỉ tiêu. Thêm nữa nhờ không chuyên bán giá rẻ, mà chủ trương bán những mặt hàng lạ, thay đổi đều đặn cộng thêm việc cung cấp những dịch vụ khác, Costco có khả năng vượt qua nhiều giai đoạn thử thách trong kinhd aonh tại duy nhất một thị trường mà không cần phải tính đến việc tìm “vùng đất màu mỡ hơn”.

Trả lương nhân viên cao có lợi cho công ty

Costco cho biết nhờ đối xử tốt với nhân viên hãng đã vượt qua mặt đối thủ Sams Club trong nhiều lĩnh vực. Quan trọng nhất là lòng trung thành. So với 21% số nhân viên bỏ việc hàng năm tại Sams Club, Costco chỉ mất có 6%. Phí tổn dành cho việc thường xuyên phỏng vấn và   đào tạo   khiến Wal-Mart và Sams Club phải mất khoảng 2.500 USD/nhân viên.

Nhờ hài lòng với công việc của mình, nhân viên Costco chịu khó tìm mọi cách đạt chỉ tiêu. Họ thường áp dụng cách mời khách hàng dùng thử những món ăn mới được bán tại Costco hoặc hạ giá sản phẩm mới trong dịp nào đó. Lâu ngày nhân viên Costco chứng tỏ họ có khả năng bán nhiều hàng hơn nhân viên Sams Club. Tính trung bình Costco bán được 795 USD cho mỗi m2 diện tích so với con số 516 USD của Sams Club hoặc con số 411 USD của công ty đối thủ khác là BJs Wholesale Club Inc.

Dĩ nhiên ban lãnh đạo Costco luôn phải nghĩ ra kế hoạch cạnh tranh mới như gói những món hàng lớn cỡ nào là vừa, sắp xếp sao cho khách hàng dễ tự lấy nhất để đỡ tốn công nhân viên và chọn bán mặt hàng nào để tiện cho khách hàng nhất cùng lúc mang về lợi nhuận nhiều nhất cho công ty.
Với những bước đi tiên phong như bán thịt tươi, bán thuốc tây và cung cấp dịch vụ rửa hình ảnh trong môi trường kho hàng, Costco đã chứng tỏ khả năng sáng tạo của mình. Sự “hưởng ứng nồng nhiệt” của khách hàng khiến nhiều công ty khác phải bắt chước.

Hiện nay Costco được ngưồi tiêu dùng biết đến như là nơi bán những mặt hàng đắt tiền như nữ trang, đồ dùng điện tử và cả nhiều thứ rượu ngon thượng hạng khác. Tuy nhiên, việc nghĩ ra những sáng kiến như trên nhằm qua mặt đối thủ không phải là điều dễ dàng nhưng đó là công việc cần thiết của các nhà quản lý giỏi. Việc giảm bớt lương và đối xử “không tốt” với nhân viên cũng như việc bán hàng giá rẻ để cạnh tranh là điều quá dễ, ai cũng có thể làm được.

Giảm chi phí tối đa để tăng lợi nhuận theo đánh giá chưa hẳn đã tốt về lâu về dài. Thay vì hỏi rằng tại sao Costco không giảm chi phí giống Wal-Mart thì có lẽ các nhà đầu tư tại phố Wall và nhiều chuyên gia kinh tế cần đặt câu hỏi ngược lại: Tại sao Wal-Mart và nhiều “đại gia” khác lại không đối xử tốt với nhân viên như Costco? Có gì thiệt đâu mà sợ?

Quantri.Vn

Can cu dong BHXH - HDLD hay thang bang luong ?

Dear các anh, chị và các bạn.

Hiện nay, mình đang gặp vấn đế liên quan đến căn cứ đóng BHXH (chi tiết như bên dưới), nhờ mọi người cho mình góp ý:

Cấu trúc lương của bên mình: Lương gộp = lương căn bản + lương năng suất + Phụ cấp

Trong đó: Phụ cấp gồm: Tiền ăn + tiền xăng + tiền điện thoại.
Lương năng suất: nhân viên nhận 100% mỗi tháng

Đầu tháng 1/2014, bên mình xây dựng thang bảng lương căn bản và nộp Phòng Lao động quận. Sau khi được approved thì mình làm thông báo điều chỉnh mức đóng BHXH (mức đóng mới căn cứ trên hợp đồng lao động gồm Lương căn bản và lương năng suất) cho Cơ quan BHXH quận và kèm theo bảng photo Thang bảng lương.

Công ty và và Cơ quan BHXH quận vẫn thực hiện việc nộp BHXH, BHTN, BHTN và các khoản trợ cấp BHXH khác (như ốm dau, thai sản) dựa trên mức lương trên HĐLĐ và không có phát sinh gì.

Tháng 06 vừa rồi bên mình có 1 nhân viên nữ sinh con và bên mình làm hồ sơ trợ cấp thai sản, Phòng chế độ của cơ quan BHXH quận liên hệ với bên mình yêu cầu cung cấp: Thang bảng lương 2013, 2014, quyết định tăng lương của Nhân viên vừa inh con và Bảng thông báo điều chỉnh mức đóng cả công ty tháng 01/2014 và HĐLĐ (bên mình cung cấp đầy đủ), đến tháng cuối tháng 08 vừa rồi họ thông báo đến công ty là hồ sơ cần được xem xét lại và chuyển sang bộ phận Thu của Cơ quan BHXH quận để đối chiếu.

Hôm vừa rồi, 1 cán bộ Thu của cơ quan BHXH quận có liên hệ với nhân viên C&B bên mình bảo là Cơ quan BHXH yêu cầu công ty đóng mức như Thang bảng lương đã đăng ký. Nên yêu cầu công ty điều chỉnh lại mức đóng toàn công ty từ đầu năm đến nay và trả lại các chế độ đã được giải quyết.

Thông tin này, bạn C&B bên mình báo lại, mình chưa làm việc trức tiếp với bên cơ quan BHXH quận vì muốn tìm hiểu thật kỹ trước khi làm việc với bên họ.

Theo quy định tại Điều 94 của luật BHXH 2006 thì:

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

Và theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật lao động 2012 thì:

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mặt khác, Một văn bản khác có đề cập đến thang bảng lương có quy định:
Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Mình dự định, sẽ làm việc/ giải trình với cơ quan BHXH quận dựa trên quy định của Bộ luật lao động 2012 và luật BHXH 2006 để tiếp tục đóng BH theo hợp đồng lao động. Nếu họ không đồng ý thì sẽ nộp lại thang bảng lương khác (gồm cả lương căn bản và lương năng suất) cho Phòng lao động quận.

Các anh, chị và các bạn góp ý giúp mình nhé!  

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Những câu hỏi phỏng vấn không thể bỏ qua

Một khi bạn đã thu hẹp số người xin việc xuống chỉ còn khoảng 10 ứng cử viên, thì đó chính là lúc sắp xếp các buổi phỏng vấn. Nếu bạn sợ quá trình này thì cũng chẳng có gì là lạ, nhiều người khác cũng vậy. Thật may mắn là có những cách để cả bạn và các thí sinh cảm thấy dễ chịu hơn – và để đảm bảo rằng bạn có tất cả những thông tin cần thiết để ra một quyết định chính xác. Hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị trước một danh sách các câu hỏi phỏng vấn cơ bản. Mặc dù bạn sẽ không đọc từ đầu đến cuối danh sách đó như một người máy, nhưng có nó trước mặt sẽ giúp bạn đi qua tất cả các vấn đề chính, đồng thời đảm bảo rằng bạn hỏi tất cả các thí sinh những câu hỏi giống nhau.

Những khoảng khắc đầu tiên của cuộc phỏng vấn hết sức quan trọng. Khi gặp thí sinh, bắt tay họ, bạn sẽ có một ấn tượng mạnh mẽ về tư thế tự tin, chững chạc và nhiệt tình (hoặc các thiếu sót) của họ. Những phẩm chất cần tìm bao gồm kỹ năng giao tiếp tốt, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, và một phong cách thân thiện, nhiệt tình.

Hãy làm cho cuộc phỏng vấn thoải mái bằng cách nói một số chủ đề chung chung. Một cách tốt để phá tảng băng quan hệ là giải thích công việc và miêu tả công ty – ngành kinh doanh, lịch sử và các kế hoạch tương lai của doanh nghiệp.

Sau đó, hãy chuyển sang trọng tâm cuộc phỏng vấn. Bạn sẽ muốn hỏi về một số lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như về các kinh nghiệm làm việc liên quan, các kỹ năng, nền tảng học vấn và cả những công việc không liên quan. Hãy mở rộng mỗi lĩnh vực bằng một câu hỏi tổng quát, mở như “Hãy nói cho tôi nghe về công việc gần đây nhất của bạn.&Rdquo;

Hãy tránh những câu hỏi có thể được trả lời chỉ bằng một từ “có” hoặc “không” hay những câu hỏi quá cụ thể như “Bạn có làm việc theo kiểu tỉ mỉ không?” Thay vào đó, hãy hỏi những câu buộc thí sinh phải tự đi vào chi tiết. Câu hỏi nên có dạng nối tiếp, chẳng hạn “Làm sao sự việc lại thành ra như vậy?” hoặc “Tại sao bạn làm như thế?” Những câu hỏi này buộc người xin việc phải bỏ những câu trả lời chuẩn bị trước và suy nghĩ sâu hơn.

Sau đây là một số gợi ý để bạn bắt đầu:
- Nếu bạn có thể tự thiết kế công việc cho chính mình thì bạn sẽ làm gì? Tại sao?
- Kiểu giám sát công việc nào có thể khiến bạn làm việc một cách tốt nhất?
- Bạn có thể miêu tả người giám sát công việc hiện nay của bạn như thế nào?
- Bạn phân phối thời gian như thế nào?
- Ba điều mà bạn thích nhất về công việc hiện nay của mình là gì?
- Ba thành tích lớn nhất mà bạn đạt được trong công việc gần đây/trong nghề nghiệp của bạn là gì?
- Điều gì bạn có thể làm được cho công ty chúng tôi mà những người khác không làm được?
- Các điểm mạnh/điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
- Bạn nghĩ rằng bạn có thể làm việc bao lâu với công ty của chúng tôi? Tại sao?
- Bạn mong ước sẽ làm gì trong năm năm nữa?
- Bạn thích điều gì nhất về công ty chúng tôi? Về vị trí làm việc mà bạn nộp hồ sơ?
- Hãy miêu tả ba tình huống làm việc mà bạn bị chỉ trích?
- Bạn đã từng thuê người bao giờ chưa? Nếu rồi, thì bạn   tìm kiếm   phẩm chất gì ở những người đó?

Những câu trả lời của thí sinh sẽ cung cấp cho bạn một ô cửa sổ để nhìn vào kiến thức, thái độ, tính hài hước của họ. Hãy tìm kiếm và cảnh giác với những dấu hiệu “nho chua” mà thí sinh bày tỏ về sếp trước của họ. Đồng thời cũng nên cảnh giác với những lĩnh vực mà thí sinh ngại không muốn nói tới. Hãy thăm dò sâu hơn một chút mà không tạo ra ấn tượng là bạn đang đánh giá họ.

Hãy chú ý tới cả những tín hiệu không lời của thí sinh. Trông thí sinh có vẻ lanh lợi và quan tâm, hay có vẻ lừ đừ và ngáp ngủ? Quần áo của thí sinh nhàu và bẩn hay sạch sẽ và gọn gàng? Một người không cố gắng trong buổi phỏng vấn chắc chắn cũng sẽ không cố gắng trong công việc.

Cuối cùng, hãy dành thời gian cuối buổi phỏng vấn để thí sinh có thể hỏi bạn – còn bạn hãy chú ý đến những gì mà họ hỏi. Đây là lúc người xin việc thực sự cho thấy họ đã nghiên cứu những gì về công ty của bạn… hay tất cả những gì họ muốn chỉ là mau thoát khỏi buổi phỏng vấn này. Dĩ nhiên là có sự khác biệt lớn giữa người nói: “Tôi nhận thấy doanh thu của đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty ông/bà đã tăng gấp đôi kể từ khi họ bắt đầu có trang web riêng vào tháng Một. Ông/bà đã có kế hoạch phát triển trang web của riêng mình chưa?” với người hỏi: “Bữa ăn trưa được phép kéo dài bao lâu?” Tương tự như vậy, thí sinh không thể nêu lên dù chỉ một câu hỏi có thể cho thấy họ không thể suy nghĩ một cách độc lập được.

Hãy kết thúc buổi phỏng vấn bằng cách cho thí sinh biết điều gì sẽ xảy đến tiếp theo: họ sẽ được phỏng vấn trong bao lâu nữa. Các cuộc phỏng vấn của bạn sẽ kéo dài trong bao lâu nữa? Họ có thể mong chờ những thông tin gì từ bạn? Bạn đang quyết định công ăn việc làm của mọi người, vì thế tuần bạn quyết định kết thúc các cuộc phỏng vấn sẽ rất quan trọng với họ. Hãy tỏ ra quan tâm đến họ bằng cách thông báo cho họ những thông tin mới cần thiết.

Trong buổi phỏng vấn, bạn hãy ghi chú một chút (nhưng không nên ghi quá nhiều và quá lộ liễu). Sau buổi phỏng vấn, hãy dành 5 đến 10 phút để viết về các phẩm chất đáng chú ý của mỗi thí sinh, đánh giá nhân cách và kỹ năng họ có phù hợp với đặc điểm của công việc hay không.

Startup

Tự lãnh đạo bản thân – Đỉnh cao của nghệ thuật lãnh đạo.

Theo TS.Tâm Việt: "Thế giới ngày càng phát triển. Một điều kỳ lạ là càng phát triển lại càng bất ổn. Khủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn. Lãnh đạo thực sự ngày càng thiếu hụt ở mọi tổ chức, dù đó là đạo giáo hay đảng phái, dù đó là kinh doanh hay thể thao… Khắp nơi trên thế giới người ta càng ngày càng ít tin vào giới lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo chỉ lo "lãnh đạo” bắt bẻ người khác mà bỏ qua chính mình không một chút băn khoăn. Tự lãnh đạo bản thân là đỉnh cao của lãnh đạo, cũng là cái gốc, nền tảng để vươn tới tầm cao. Gốc không có làm sao đạt tới đỉnh. Gốc của lãnh đạo là hiền tài mới hái tiền, sung sướng là phụng sự rồi mới hưởng thụ”

Chuyện kể rằng, một bà mẹ dẫn cậu con trai của mình, cậu bé mắc chứng ăn đường vô độ, đến gặp thánh Gandhi và thỉnh cầu ngài giúp khuyên cậu bé để cậu bé không ăn đường nữa. Thánh Gandhi cười và nói với bà mẹ rằng: "Hai tuần sau bà dẫn cháu đến gặp lại tôi”. Nghe lời Ganhdi bà mẹ dẫn cậu bé về và hai tuần sau quay lại. Lần này, Ganhdi chân thành "Xin lỗi bà tôi vẫn chưa thể giúp cháu được, một tuần sau bà dẫn cháu đến gặp tôi”. Bà mẹ lại dẫn con về và một tuần sau lại mang con đến gặp Ganhdi. Thật kỳ lạ, Gandhi chỉ gặp cậu bé trong vòng năm phút mà sau đó cậu bé giảm hẳn ăn đường. Ít lâu sau, gặp lại Ghandi bà mẹ chân thành cám ơn và không khỏi tò mò hỏi thánh Gandhi: "Vì sao chỉ mất có năm phút khuyên nhủ cháu mà ngài bắt mẹ con tôi phải chờ ba tuần liền và mất công đi lại thêm hai lần như vậy?”. Gandhi nhìn bà mẹ cười thành thật: "Trước khi gặp mẹ con bà tôi cũng là người ăn đường rất nhiều”.

Chính vì trước đây Gandhi cũng là người ăn đường rất nhiều nên ông cần tự lãnh đạo mình, chữa mình trước, rồi mới khuyên cậu bé. Đó cũng là lý do vì sao phải mất ba tuần sau Gandhi mới gặp cậu bé. Ông cha ta có câu "Tu thân –Tề gia – Trị Quốc – Bình thiên hạ”. Nhà lãnh đạo tài ba Gandhi luôn thấm nhuần "Muốn lãnh đạo được người khác trước tiên phải lãnh đạo chính mình một cách chuẩn xác”. Lãnh đạo là tạo gương. Tự lãnh đạo bản thân – Đỉnh cao của lãnh đạo.

Một trong các khác biệt cơ bản nhất giữa lãnh đạo và quản lý là lãnh đạo tập trung vào thay đổi, cải cách, quản lý tập trung vào duy trì ổn định. Thế kỷ 21, biến đổi khí hậu mãnh liệt hơn, khủng hoảng liên tục hơn, trầm trọng hơn, vai trò lãnh đạo càng ngày càng chiếm ưu thế. Làm chủ nghệ thuật lãnh đạo càng cấp bách hơn bao giờ hết. Cũng vì lẽ đó, người lãnh đạo càng cần tự lãnh đạo tự đổi mới mình trước khi lãnh đạo và đổi mới người khác. Không thể lãnh đạo kiểu "treo đầu dê bán thịt chó”, "nói một đường làm một nẻo”. Người lãnh đạo thực sự không phải là người để quần chúng phải cảnh giác và nhắc nhở lẫn nhau "đừng nghe lãnh đạo nói hãy xem lãnh đạo làm”. Một trong những phẩm chất quan trọng của lãnh đạo là trung thực. Đỉnh cao của trung thực là trung thực với chính mình. Một hành động đẹp đè bẹp triệu lời bàn suông. Sức mạnh thực thụ của lời nói là sức mạnh của lời nói được bảo đảm bằng việc làm, bằng tấm gương tự thân.

Ở cảng nọ, sau trận cuồng phong, chỉ còn một con tàu quay về cảng. Các nhà báo đến phỏng vấn vị thuyền trưởng tại sao các tàu khác bị lật đắm mà tàu của ông vẫn an toàn trở về. Thuyền trưởng khẽ khàng: "Tôi luôn lái tàu lao thẳng vào tâm bão”. Người lãnh đạo cũng như thuyền trường của một con thuyền, khi đối mặt với bão tố họ chính là người ảnh hưởng đến sống chết của tất cả những thành viên khác.

Thuyền trưởng – lãnh đạo cao nhất của con tàu trong bão dông, đã thấm nhuần rằng cách duy nhất để sống còn là lao vào tâm bão. Lãnh đạo luôn hiện diện và đối đầu với khó khăn với sóng gió, chèo chống để bảo đảm an toàn cho người và của. Đối mặt, không né tránh, không bỏ chạy. Né tránh thì chỉ có nước chết. Biết vậy nhưng bao thuyền trưởng khác không đủ dũng cảm để lao vào tâm bão và họ đã mãi mãi vùi xương nơi đáy biển.

Chuyện xưa cũng kể rằng, loài quỷ nắm giữ một báu vật và không muốn cho loài người có được nó. Chúng bàn nhau tìm cách cất dấu thật kỹ báu vật đó đi. Chúng định dấu lên núi cao, nhưng không được vì loài người luôn háo hức chinh phục đỉnh cao. Định dấu xuống đáy biển nhưng chúng biết loài người sẽ khoan sâu dưới đáy biển nhiều cây số. Định dấu lên cung trăng nhưng chúng biết rằng loài người sẽ chinh phục được tận sao Hỏa sao Kim. Cuối cùng chúng đã dấu báu vật nơi mà con người không bao giờ ngó đến, thật bất ngờ đó chính là trong trái tim của họ. Và quả vậy, đến tận bây giờ con người vẫn lao đi tìm hạnh phúc ở những nơi xa xôi khác mà bỏ qua trái tim mình không thương tiếc.

Ngày nảy ngày nay, chuyện kể rằng, loài quỉ giờ đây còn ác độc hơn, chúng cấy vào trái tim con người một loại virus lây nhiễm rất nhanh. Đấy là virus "tham lam”. Ác độc hơn chúng cấy loại virus cực mạnh là "tham, sân, si” vào trái tim các nhà lãnh đạo.

Quỉ ngày nay khác hẳn quỉ ngày xưa. Chỉ con người là vẫn vậy, vẫn tham lam chinh phục chiếm đoạt những thứ bên ngoài mình. Họ càng lệch hướng càng thêm nguy hiểm. Tâm bão nằm trong chính trái tim của mỗi người, tâm bão thời đại nằm trong trái tim các nhà lãnh đạo. Nếu lãnh đạo – thuyền trưởng cuộc đời mải miết lao ra bên ngoài mà né tránh tâm bão ngay trong trái tim mình, không thành thực với trái tim mình, không lao vào tâm bão – con tim thì chỉ có nước tan thây. Họ cần biết rằng, nơi bình yên nhất là tâm của cơn bão, tưởng xa nhưng hóa ra lại rất gần. Bão thiên nhiên thì ít, ngắn ngày, còn dự báo được. Bão cuộc đời thì nhiều vô kể, luôn bất ngờ, dai dẳng. Dông bão cuộc đời có thể ập xuống từ bất cứ nơi đâu, từ kẻ thù và bất ngờ hơn cả là từ những người thân yêu nhất. Bất ngờ khó chống đỡ hơn cả là sóng thần nổi lên từ tâm quả đất, từ dưới đại dương. Ít nhà lãnh đạo chống đỡ nổi sóng thần "tham, sân, si” từ sâu thẳm tâm can của chính bản thân họ.

Ai cũng yêu tự do. Suốt đời chúng ta đấu tranh vì tự do. Ai cũng thuộc lòng "không có gì quý hơn độc lập tự do”. Các nhà lãnh đạo phấn đấu vươn lên để được tự do nhất. Thật là ngược đời, rất nhiều nhà lãnh đạo không những không có tự do mà càng lên chức lại càng ngập sâu vào gông cùm vật chất. Thế mà chúng ta cứ tự nguyện cùm mình vào nhà cửa, tự nguyện gông vào xe cộ, tự mình chui vào gọng kìm chức tước… Khốn nạn hơn, cái cùm, cái gông ấy lại càng ngày càng to hơn. "Cả thèm chóng chán”. "Được voi đòi tiên”. Tham, sân, si không tự mất đi mà càng ngày càng lớn dần và chỉ khi bị gông cùm nhà cửa, chức tước biến thành còng số 8 sau cửa nhà lao chúng ta mới ước gì đổi tất cả lấy hai chữ "tự do”.

"Trời ơi biết đến khi mô?
Thân ta mới lại từ trong tới ngoài.
Thơm như hương nhụy hoa nhài,
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng.&Rdquo;

"Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Người cần lãnh đạo nhất là chính mình. Người không vì mình thì trời tru đất diệt. Ta hãy đối mặt với chính mình, hãy bắt đầu từ chính mình. Hãy thay đổi từ sâu thẳm tâm ta. Đừng để cho vật chất cản bước tự do, cản bước tiến lên về tầm vóc, về trí tuệ, về tinh thần của những người lãnh đạo. Hãy dừng lại và tự hỏi "ta còn thiếu gì không, kiếm chác thêm có để làm gì không! Có thực sự ta muốn kiếm chác hay đấy chỉ là một thói quen hoành hành ta? Ta là người lãnh đạo hay là một kẻ nô lệ của thói quen?”. Ta đã có thừa vật chất để sống nhiều đời rồi, tham thêm cũng có dùng được đâu. "Hổ chết để da, người ta chết để danh”. "Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Nếu vào nhà đá liệu vật chất còn có ý nghĩa gì? Hãy thay đổi từ thực thụ từ trong ra ngoài. Ta hãy vươn tới đỉnh cao của lãnh đạo – Tự lãnh đạo.

Rõ ràng "lãnh đạo là nhiệm vụ chứ không phải chức vụ”, "lãnh đạo là chức năng chứ không là công cụ kiếm ăn”. Lãnh đạo làm việc với con người, chứ không phải quản lý đầu việc. Người lãnh đạo chỉ sung sướng thực thụ và bền vững trong quá trình dấn thân phụng sự chứ không phải là thời điểm ngồi đếm của. Hãy học Đức Phật, rời bỏ tất cả vật chất vướng víu đời thường, ngày ngày chỉ khất thực và giảng đạo, phụng sự hết mình. Chính như vậy, Đức Phật mới đạt tới đỉnh cao của lãnh đạo, để lại tiếng thơm muôn đời, luôn là tấm gương để muôn người noi theo.
Sưu Tầm Internet

Làm sao để giám sát nhân viên sử dụng Internet?

(HR) Trên cương vị nhà quản lý, một trong các nhiệm vụ của bạn là giám sát hoạt động của nhân viên liên quan tới Internet, từ việc gửi e-mail và các tin nhắn (messenger) cho đến việc ghé thăm các trang web trong giờ làm việc.Và sau đó thông báo với họ - một cách trung thực và đầy đủ nhất - về những gì bạn đã làm và tại sao bạn lại phải làm như vậy.

Hiện nay, đây là một vấn đề mà nhiều nhà quản lý doanh nghiệp phải đối mặt. Các thiết bị giám sát nhân viên - được biết nhiều như “spyware” - đang trở nên hấp dẫn, giá rẻ và dễ sử dụng. Giá trị của các thiết bị này nằm ở chỗ gia tăng tính bảo mật; giảm thiểu các hành vi không đúng mực của nhân viên trong giờ làm việc; tránh rò rỉ các thông tin mang tính cạnh tranh,....

Tuy nhiên, nhiều nhân viên lại coi đây như một hành vi xâm phạm đến quyền cá nhân. Nếu kế hoạch giám sát không được giải thích rõ ràng, công ty can thiệp quá sâu vào sự riêng tư của nhân viên, thì hiệu quả công việc của họ sẽ giảm sút và có thể những nhân viên tốt sẽ ra đi, thậm chí các vụ kiện tụng sẽ xảy ra.

Vậy lời giải đáp cho bài toán giám sát nhân viên sẽ phải như thế nào? Liệu đó có phải là một nhiệm vụ bất khả thi? Dưới đây là những đánh giá sơ bộ và một vài chiến lược thực thi giám sát hoạt động của nhân viên liên quan tới internet.

Việc sử dụng Internet tại công sở đang gia tăng và kéo theo đó là sự ra đời của một loạt các phần mềm giám sát

Một nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận Privacy Foundation gần đây cho thấy tại Mỹ có đến 31% nhân viên truy cập Internet và kiểm tra hộp thư điện tử thường xuyên tại văn phòng làm việc. Con số này trên toàn thế giới là khoảng 12%. Vì vậy, số lượng các công ty tiến hành giám sát việc sử dụng e-mail và Internet của các nhân viên cũng gia tăng nhanh chóng. Không ít công ty đã phải sàng lọc và khoá các trang web không thích hợp.

Rõ ràng, việc gia tăng các hoạt động giám sát không chỉ vì mối lo an ninh mà phần lớn là vì hiện tượng nhân viên lạm dụng truy cập Internet trong giờ làm việc cho các nhu cầu riêng tư. Vì nhu cầu kinh doanh, các công ty buộc phải cho phép nhân viên truy cập Internet tốc độ cao. Song bên cạnh những tác dụng tích cực, nhiều tác hại đã phát sinh. Và các công ty buộc phải giám sát hoạt động này để tránh việc nhân viên truy cập những trang web khiêu dâm, cờ bạc hay làm các công việc cá nhân khác thông qua Internet và e-mail.

Có cung ắt có cầu. Hiện nay, các sản phẩm giám sát nhân viên là rất đa dạng về tính năng, từ đơn lẻ cho đến toàn diện. Ví dụ, phần mềm Websense Enterprise của hãng Websense có thể lọc các trang web theo yêu cầu. Cũng như vậy, phần mềm Clearswift MIMEsweeper là một sản phẩm phổ biến để kiểm tra e-mail.

Phần mềm WinWhatWhere của hãng TrueActive Software có thể giám sát mọi e-mail, tin nhắn messenger và các văn bản   tài liệu   được gửi đi/nhận về, cũng như mọi động tác gõ bàn phím trên chiếc máy tính có cài đặt phần mềm. Bản cập nhật mới nhất còn có chức năng ghi lại hình ảnh trên webcam, chụp ảnh màn hình và đọc các phím gõ đa ngôn ngữ. Richard Eaton, sáng lập viên kiêm giám đốc công nghệ của TrueActive Software, cho biết khoảng 80% khách hàng của hãng là các công ty, còn lại là các cơ quan chính phủ, hoặc bố mẹ giám sát con cái, vợ giám sát chồng.

Đạt được một sự cân bằng thích hợp

Theo nhiều nhà phân tích, mặc dù mối quan tâm hàng đầu của nhiều công ty hiện nay là việc sử dụng các phần mềm giám sát nhân viên, “nhưng họ sẽ phải thông báo với các nhân viên về những điều họ làm và giải thích lý do tại sao”, - Michael Gartenberg, giám đốc nghiên cứu tại hãng Jupiter Research, cho biết.

&Ldquo;Các nhân viên cần phải hiểu đó là quyền của chủ sử dụng lao động nhằm bảo vệ hoạt động kinh doanh khỏi những rủi ro hay gian lận”, Gartenberg nói, “Song, về phía các chủ sử dụng lao động, họ cũng phải giám sát theo một cách thích hợp nhất để đảm bảo sự cân bằng hợp lý khỏi làm mất niềm tin của các nhân viên đối với mình”.

Theo Ann Meany, chuyên gia tư vấn   nhân sự   cho hãng Watson Wyatt Worldwide thì trước khi bạn mua sắm bất cứ phầm mềm hay thiết bị giám sát nhân viên nào, hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

- Bạn sẽ dùng phần mền này để giải quyết một vấn đề, một mối quan tâm hay đơn thuần chỉ xuất phát từ một sự tưởng tượng nào đó? “Việc giám sát nhân viên chỉ vì những mong muốn và sở thích nhất thời sẽ không phải là lý do thích hợp”, Meany cho biết. Những l‎ý do đúng đắn có thể là: an ninh và an toàn cho nhân viên, các vấn đề liên quan tới quấy rối tình dục, hoặc những mối quan ngại liên quan tới gian lận, gián điệp,...

- Đây có phải là một việc phù hợp với văn hóa công ty? Trong một công ty công ty nghiên cứu phát triển, công việc của các nhân viên mang tính độc lập cao thì việc giám sát chặt chẽ có thể gây ra nhiều tác hại hơn là những kết quả tích cực. Cũng như vậy, Meany chỉ ra rằng nếu công ty của bạn xây dựng những kế hoạch giữ chân nhân viên thông qua các đặc quyền cụ thể như các dịch vụ về giặt là, chăm sóc vật nuôi, chăm sóc con trẻ,..., Bạn phải chấp nhận rằng các nhân viên sẽ dành một phần thời gian nào đó trong ngày làm việc để phục vụ các công việc cá nhân.

Nếu bạn nhận được những câu trả lời tích cực, tiếp theo, hãy tuân thủ theo năm lời khuyên sau đây trong việc giám sát các nhân viên:

1. Thông báo trước kế hoạch giám sát của bạn và nhận phản hồi từ phía các nhân viên

Bạn nên giải thích cho các nhân viên biết về phần mềm giám sát và những thông tin mà nó có thể đem lại cho nhà quản trị mạng và một số nhà quản lý khác. (Ví dụ, phần mềm WinWhatWhere có thể gửi hàng trăm bản báo cáo khác nhau về việc sử dụng máy tính tới địa chỉ e-mail của người yêu cầu).

Cách thức bạn giới thiệu và trình bày cho các nhân viên biết về kế hoạch giám sát là rất quan trọng. Trừ khi bạn có thể nói rõ ràng những lợi ích cụ thể, chẳng hạn như gia tăng hiệu suất làm việc, nâng cao mức độ an toàn và giảm thiểu các mối lo ngại về gian lận nội bộ hay những rủi ro khác, còn bằng không hãy sẵn sàng đón nhận những phản ứng mạnh mẽ từ phía các nhân viên.. Và nếu bạn không đưa ra bất cứ thông báo nào trước, thì bạn hoàn toàn có thể bị buộc phải đối mặt với một vụ kiện tụng sau đó.

2. Có hướng dẫn rõ ràng và cụ thể về những hành vi nào là không thể được chấp nhận

Việc vạch ra mọi tình huống có thể xảy ra là không thể thực hiện được. Nhưng nếu bạn lên kế hoạch để lọc ra một vài trang web nhất định, chẳng hạn như trang web khiêu dâm, cờ bạc hay thậm chí cả những trang web   tuyển dụng   khác, thì không có lý do gì để bạn giấu giếm điều này với các nhân viên.

&Ldquo;Sự quá chú trọng vào việc khoá các trang web vô bổ có khá tốn kém”, Meany cho biết, “Nhưng mỗi công ty phải tự quyết định việc này sao cho phù hợp nhất với yêu cầu công việc đề ra”. Vấn đề chính nằm ở chỗ các nhân viên sẽ làm việc tốt hơn và có trách nhiệm hơn nếu bạn hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho họ về những hành vi không thích hợp. Các nhân viên sẽ biết khi nào mình vi phạm các quy định của công ty.

Tương tự như vậy với e-mail cá nhân hay tin nhắn messenger. Có thể nhiều nhân viên không nhận ra rằng các tin nhắn cá nhân, không được mã hoá của họ có thể bị giám sát. Bạn hãy thông báo cho họ biết điều này.

3. Hãy thể hiện sự tôn trọng nhu cầu cá nhân và thời gian của nhân viên

Nếu công ty của bạn là nơi mà các nhân viên thường xuyên phải làm ngoài giờ, bạn cần thông cảm và thể hiện sự thiện ‎ý với một vài hoạt động cá nhân trong giờ làm việc.

Nếu công việc trong công ty trường xuyên trong tình trạng quá tải đối với nhân viên, nên cho phép họ có một khoảng thời gian riêng tư nhất định thì hiệu suất công việc chung sẽ tốt hơn.

4. Cân bằng hợp lý giữa an ninh và quyền riêng tư

Nếu một nhân viên lãng phí một lượng lớn thời gian của họ vào những hoạt động vô bổ trên internet, có nghĩa bạn đã   tuyển dụng   không chuẩn xác.

Rõ ràng rằng hoạt động giám sát không chỉ đơn thuần để biết xem liệu có ai đó có đang chỉnh sửa lại bản sơ yếu l‎ý lịch để gửi tới một công ty khác lớn hơn hay không mà còn để bảo vệ công ty khỏi sự rò rỉ những thông tin nội bộ cho giới báo chí hoặc cho các đối thủ cạnh tranh, hạn chế những hacker hay kẻ viết virus nội bộ, tránh những hành động quấy rối tình dụng hoặc các hành vi không mấy thích hợp, hay thậm chí là an ninh của cả quốc gia.

Song bạn cần nhớ kỹ rằng sự thái quá trong hoạt động giám sát nhân viên có thể dẫn tới nhiều kết quả trái ngược - chẳng hạn như có thể là bằng chứng chống lại công ty bạn trong những vụ kiện tụng pháp lý có liên quan.

5. Tuyển dụng những người bạn có thể tin cậy

Việc này bao giờ nói cũng dễ hơn làm, đặc biệt khi công ty bạn đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh hay là cần tuyển dụng hàng trăm nhân viên mỗi năm. Mặc dù vậy, những nhân viên đáng tin cậy sẽ rất dễ dàng để giám sát - và hơn nữa thậm chí không cần phải giám sát - hơn là những người bạn không thể tin cậy.

Hy vọng rằng với một sự cân nhắc thấu đáo mọi khía cạnh trước khi tiến hành giám sát việc sử dụng Internet trong công ty, bạn sẽ đạt được những kết quả tích cực. Khi đó một mặt, bạn có thể hạn chế, loại bỏ những gian lận, rủi ro kinh doanh hay những hành vi thiếu thích hợp, mặt khác, bạn có thể gia tăng đáng kế hiệu suất và tinh thần làm việc của các nhân viên.

Quantri.Vn

4 kiểu nhân viên doanh nghiệp nhỏ không nên giữ

Trong chiến lược nhân sự, việc ngăn chặn những hành vi tiêu cực của nhân viên trước khi nó gây ra thiệt hại lâu dài cho doanh nghiệp vô cùng quan trọng.



Với các doanh nghiệp nhỏ hay mới khởi nghiệp, dù chỉ có số nhân viên ít ỏi, sa thải sẽ khiến bạn gặp một số khó khăn trước mắt, nhưng cần hiểu rằng bạn sẽ không đủ khả năng để duy trì việc trả lương cho một nhân viên không mang lại lợi ích nào. Dưới đây là 4 loại nhân viên thường gây hại nhiều hơn là đem lại thành quả cho tổ chức.

1. Người tiêu cực

Nhân viên tiêu cực là người luôn phàn nàn mọi lúc mọi nơi. Anh ta không muốn nhận những trách nhiệm mới hay làm thêm giờ, và luôn chỉ trích sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty.

Người phản biện đưa ra vấn đề kèm các giải pháp tiềm năng trong khi người tiêu cực nhìn mọi thứ dưới góc nhìn tuyệt vọng, không giải pháp. Đó là sự khác biệt giữa một người có khả năng phản biện và một người bi quan.

Người tiêu cực có xu hướng lây lan suy nghĩ tiêu cực cho các nhân viên khác và cuối cùng mang lại một sự hoài nghi có hại cho toàn bộ tổ chức. Trước khi quyết định sa thải, bạn có thể - và cũng nên - góp ý với nhân viên, cho họ cơ hội để điều chỉnh. Nhưng nếu hành vi này lặp lại, bạn nên quyết đoán trước khi tất cả mọi người phải gánh hậu quả.

2. Người tuân lệnh

Đó là nhân viên luôn làm bất cứ điều gì bạn nói. Có vẻ như người này sẽ làm cho mọi thứ dễ dàng hơn và giúp bạn đạt mục tiêu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quy mô doanh nghiệp nhỏ, một nhân viên răm rắp tuân lệnh không mang lại giá trị gì. Công ty đang ở bước đầu phát triển và thực sự cần những người năng động, tự chủ, có sáng kiến và chính kiến.

Người tuân lệnh chấp nhận mọi yêu cầu mà không hề thắc mắc gì và họ cũng có thể làm tốt phần việc được giao. Tuy nhiên, việc thiếu tư duy độc lập và tinh thần lãnh đạo là thiếu sót nghiêm trọng nếu đặt trong mục tiêu phát triển công ty trong dài hạn.

Người tuân lệnh không bao giờ đặt câu hỏi hoặc đưa ra sáng kiến mới. Thay vào đó, họ như robot, luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ nhưng không bao giờ truyền cảm hứng cho ai hay cải tiến công việc của mình.

3. Người kỳ cựu

Đừng hiểu sai ý này! Thêm một người có nhiều kinh nghiệm vào nhóm là một cách tuyệt vời để thiết lập một nền tảng vững chắc, lâu dài đối với một bộ phận nhất định của công ty.

Thật không may, nhiều năm kinh nghiệm đi kèm với mức lương cao sẽ dẫn đến tình trạng bảo thủ. Ví dụ, nếu bạn chọn một nhà phát triển web có kinh nghiệm 15 năm, họ sẽ yêu cầu mức lương cao hơn và đòi hỏi phải tuân theo quy trình nhất định. Xin khẳng định một lần nữa, việc này có giá trị và lợi ích nhất định của nó, nhưng các doanh nghiệp nhỏ cần sự linh hoạt và nhanh nhẹn hơn là kinh nghiệm sống.

Nếu bạn phải lựa chọn giữa một người có kinh nghiệm và một người đam mê thực sự, hãy chọn người có đam mê.

4. Người ích kỷ

Nhân viên ích kỷ chỉ trông đợi tiền lương mà không muốn làm gì để có được nó. Đây là loại nhân viên làm việc theo tiêu chí “càng ít càng tốt”, đến muộn về sớm và không muốn làm bất cứ điều gì để mang lại lợi ích cho nhóm hoặc công ty.

Họ có xu hướng tách mình khỏi các thành viên khác và không chấp nhận những trách nhiệm mới hoặc tăng khối lượng công việc. Trong một môi trường lớn hơn và chú trọng cá nhân nhiều hơn, thì nhân viên ích kỷ có thể sống an toàn mà không làm hại đến ai, nhưng với những hạn chế và môi trường làm việc nhóm tích cực của doanh nghiệp nhỏ thì chẳng lợi lộc gì.

Sự thật, hầu hết các nhân viên làm việc cho các công ty khởi nghiệp đều không phải vì tiền lương, mà vì hoài bão và khát khao theo đuổi mục tiêu.

Rõ ràng là chúng ta không thể phân loại chính xác nhân viên vào bất kỳ một nhóm nào. Bạn có thể có một nhân viên xuất sắc nhưng sở hữu vài điểm tiêu cực hoặc ngược lại. Quyết định tuyển dụng và sa thải của bạn phải được xem xét toàn diện sau khi phân tích cẩn thận kết quả công việc, năng lực và tính cách của nhân viên.

Xây dựng đội ngũ nhân sự cần có thời gian, nhưng càng nỗ lực nhiều thì bạn càng có sự đảm bảo tốt cho tương lai của doanh nghiệp.

Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn  

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Mô hình quản trị hiện đại

Các nhà nghiên cứu cho rằng hiệu quả cá nhân của một nhân viên bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố độc lập sau đây:

1. Vai trò: Nhận thức của nhân viên về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình

2. Năng lực: Khả năng của họ thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm đó

3. Động cơ: Sự hăng hái của nhân viên trong việc áp dụng khả năng cá nhân để thực hiện các trách nhiệm của mình.

4. Điều kiện làm việc: Các điều kiện trong đó nhân viên thực hiện công việc.

Các ví dụ về điều kiện làm việc:

- Các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc

- Phong cách quản lý

- Mối quan hệ với đồng nghiệp

- Môi trường làm việc và sự an toàn lao động

Bốn yếu tố độc lập trên có thể chia làm ba thành phần rõ rệt mà các nhà quản trị phải tham gia:

1. Vai trò – liên quan đến công việc; bao gồm những vấn đề như: phân tích công việc, thiết kế/thiết kế lại công việc.

2. Khả năng và động cơ – liên quan đến con người; bao gồm những vấn đề như: lập kế hoạch nhân lực, tuyển người,   đào tạo   và phát triển, thù lao, đánh giá nhân viên.

3. Điều kiện làm việc – liên quan đến công tác tổ chức như: môi trường làm việc an toàn bầu không khí tập thể, các mối quan hệ lao động, tổ chức lao động khoa học.

4. Sự gắn bó trung thành của người lao động luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý. Sự gắn bó trunh thành với tổ chức thể hiện phần nào mức độ hài lòng với công việc và cuộc sống sẽ là yếu tố quan trọng tạo động cơ thúc đẩy nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Kinh nghiệm ở những công ty tốt nhất

-  Đội được sử dụng để thực hiện công việc.

-  Người lao động tham gia vào quá trình tuyển lựa nhân viên.

-  Người lao động nhận được những phản hồi chính thức về đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và được tham gia tích cực vào quá trình hoàn thiện việc thực hiện.

-  Đào tạo liên tục được chú trọng và tưởng thưởng.

-  Thu nhập của người lao động gắn với kết quả hoạt động tài chính của Công ty.

-  Máy móc thiết bị và quá trình làm việc được cấu trúc để khuyến khích tối đa sự linh hoạt, năng động và sự tương tác giữa những người lao động.

-  Người lao động tham gia vào hoạch định những thay đổi thiết bị, bố trí mặt bằng và các phương pháp làm việc.

-  Thiết kế công việc cho phép người lao động sử dụng nhiều kỹ năng.

-  Người lao động hiểu công việc của họ đóng góp như thế nào vào sản phẩm và dịch vụ cuối cùng.

P5media.Vn

Quy trình phân tích công việc

Phân tích công việc là công việc đầu tiên cần phải biết của mọi nhà quản trị   nhân sự   . Phân tích công việc mở đầu cho vấn đề   tuyển dụng   nhân viên, là cơ sở cho việc bố trí nhân viên phù hợp. Một nhà quản trị không thể tuyển chọn đúng nhân viên, đặt đúng người vào đúng việc nếu không biết phân tích công việc.
Mục đích chủ yếu của phân tích công việc là hướng dẫn giải thích cách thức xác định một cách chi tiết các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công việc và cách thức xác định nên tuyển chọn hay bố trí những người như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất.

1.1. Khái niệm:
- Phân tích công việc là những công việc, thủ tục xác định quyền hạn, trách nhiệm, kỹ năng theo yêu cầu của công việc và làm cơ sở xác định cho việc   quản trị nhân sự   nhằm thực hiện công việc một cách tốt nhất.
- Phân tích công việc cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc, làm cơ sở cho việc xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc.
- Bảng mô tả công việc là văn bản liệt kê các quyền hạn trách nhiệm khi thực hiện công việc, các mối quan hệ trong báo cáo thực hiện công việc, các điều kiện làm việc, trách nhiệm thanh tra, giám sát các tiêu chuẩn cần đạt được trong quá trình thực hiện công việc.
- Bảng tiêu chuẩn công việc là văn bản tóm tắt những yêu cầu về phẩm chất cá nhân, những nét tiêu biểu và đặc điểm về trình độ học vấn, năng lực, nguyện vọng, sở thích... Của người thực hiện công việc.
Bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc được sử dụng làm thông tin cơ sở cho việc tuyển lựa, chọn lọc và   đào tạo   nhân viên, đánh giá việc thực hiện công việc và trả công lao động.

1.2. Thông tin để thực hiện phân tích công việc:
Để thực hiện phân tích công việc được chính xác cần phải sử dụng các loại thông tin dưới đây:
1. Thông tin về tình hình thực hiện công việc:
Các thông tin được thu nhập trên cơ sở của công việc thực tế thực hiện công việc, như phương pháp làm việc, hao phí thời gian thực hiện công việc, các yếu tố của thành phần công việc.
2. Thông tin về yêu cầu nhân sự:
Bao gồm tất cả các yêu cầu về nhân viên thực hiện công việc như học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, các kiến thức hiểu biết liên quan đến thực hiện công việc, các thuộc tính cá nhân.
3. Thông tin về các yêu cầu đặc điểm, tính năng tác dụng, số lượng, chủng loại của các máy móc, trang bị dụng cụ được sử dụng trong quá trình sử dụng công việc.
4. Các tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc:
Bao gồm các tiêu chuẩn, định mức thời gian thực hiện, số lượng, chất lượng của sản phẩm hay công việc... Tiêu chuẩn mẫu là cơ sở để đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên.
5. Các thông tin về điều kiện thực hiện công việc:
Bao gồm các thông tin liên quan đến các vấn đề điều kiện làm việc như sự cố gắng về thể lực, điều kiện vệ sinh lao động, thời gian biểu, điều kiện tổ chức hoạt động, của công ty, chế độ   lương   bổng, quần áo đồng phục...

1.3. Trình tự thực hiện phân tích công việc:

Bước 1: Xác định mục đích sử dụng các thông tin phân tích công việc, từ đó xác định các hình thức thu thập thông tin phân tích hợp lý nhất.
Bước 2: Thu nhập các thông tin cơ bản trên cơ sở sơ đồ tổ chức, các văn bản về mục đích yêu cầu, chức năng quyền hạn của công ty, phòng ban, phân xưởng, sơ đồ quy trình công nghệ và bảng mô tả công việc cũ (nếu có).
Bước 3: Chọn lựa các vị trí đặc trưng và những điểm then chốt để thực hiện phân tích công việc nhằm làm giảm thời gian và tiết kiệm hơn trong phân tích công việc, nhất là khi cần phân tích các công việc tương tự như nhau.
Bước 4: Áp dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin phân tích công việc. Tuỳ theo yêu cầu mức độ chính xác và chi tiết của thông tin cần thu thập. Tuỳ theo dạng hoạt động và khả năng tài chính, có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thu nhập thông tin sau đây: Quan sát, bấm giờ, chụp ảnh, phỏng vấn, bảng câu hỏi.
Bước 5: Kiểm tra, xác minh lại tính chính xác của thông tin. Những thông tin thu thập để phân tích công việc trong bước 4 cần được kiểm tra lại về mức độ chính xác, đầy đủ bằng chính các nhân viên, công nhân thực hiện công việc và các giám thị, giám sát tình hình thực hiện công việc đó.
Bước 6: Xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc.

P5media.Vn

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Bí quyết giúp nhân viên “ghi điểm” với sếp

Một nhân viên tốt chỉ chăm chỉ và tài năng thôi chưa đủ, để thành công, bạn phải có những bí quyết riêng để “ghi điểm” với nhà lãnh đạo.

Sự hiểu biết

Nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ chưa bao giờ là đủ. Nó không chỉ giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết, có thể thực hiện công việc một cách dễ dàng và chủ động mà còn giúp bạn “ghi điểm” với sếp. Dù là cấp trên hay đồng nghiệp, họ sẽ đều ngưỡng mộ và thán phục một nhân viên có sự hiểu biết sâu rộng. Ngoài ra, sự hiểu biết còn chứng tỏ bạn có niềm đam mê và luôn cố gắng hết mình trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi.

Tuy nhiên, bạn đừng biến mình thành “thùng rỗng kêu to” với những lý thuyết “suông”. Hãy thể hiện kiến thức, sự hiểu biết của mình một cách tinh tế, khéo léo và áp dụng những hiểu biết đó vào thực tiễn công việc. Điều này không chỉ khiến người khác nể phục mà còn khiến họ tôn trọng và yêu mến bạn.

Chăm chỉ

Động lực, mục tiêu và kiến thức là những yếu tố không thể thiếu để tạo nên thành công. Tuy nhiên, dù động lực và mục tiêu có rõ ràng bao nhiêu, kiến thức sâu rộng đến mấy thì ước mơ của bạn cũng khó trở thành hiện thực nếu không có sự nỗ lực hết mình.

Hãy chăm chỉ làm việc. Điều này không những giúp bạn nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, có những bước tiến trong công việc mà còn giúp bạn “ghi điểm” trong mắt nhà lãnh đạo: một nhân viên nhiệt tình, luôn sẵn sàng cống hiến và quan tâm đến sự phát triển chung của công ty.



Có thái độ tích cực trong công việc

Ai cũng biết thái độ chán nản, tiêu cực chính là “liều thuốc độc” giết chết sự nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để giữ vững và duy trì thái độ tích cực trong công việc, đặc biệt khi chúng ta phải làm những công việc nhàm chán và lặp lại.

Bạn hãy biến mình trở thành một người có thái độ tích cực tại nơi làm việc. Luôn vui vẻ và hăng say và đam mê với những gì bạn làm, chắc chắn bạn sẽ có được cái nhìn thiện cảm từ nhà lãnh đạo. Một trong những chìa khóa để tạo nên thái độ tích cực nơi làm việc đó là niềm tin vào khả năng của mình. Khi lãnh đạo đưa ra một yêu cầu hợp lý, thay vì nói không và “bàn lùi”, bạn hãy trở thành một trong những người đầu tiên nói “đồng ý”. Đây cũng là cơ hội để bạn hoàn thiện kỹ năng và nâng cao kiến thức. Chắc chắn, sếp của bạn sẽ cảm thấy hứng khởi và đánh giá cao tinh thần của bạn.

Sẵn sàng chịu trách nhiệm

Con người ai cũng có những sai lầm và hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sai sót là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng dũng cảm thừa nhận sai sót của bản thân và sẵn sàng chịu trách nhiệm với những sai phạm đó.

Một sai sót dù lớn cỡ nào cũng không để lại dấu ấn vĩnh viễn trong sự nghiệp của bạn. Trên thực tế, điều đó còn góp phần vào việc học hỏi của bản thân. Chính vì vậy, đừng “lờ đi” hoặc cố tình đổ lỗi cho người khác khi có sai sót xảy ra. Bạn hãy dũng cảm thừa nhận, xin chịu trách nhiệm đồng thời đưa ra các biện pháp để sửa sai. Có thể sếp của bạn sẽ không hài lòng về những sai phạm đó những ít nhất họ cũng sẽ nhận ra một phẩm chất đáng quý của bạn.

Thân thiện và giúp đỡ đồng nghiệp

Năng lực và kết quả làm việc không phải là tiêu chí duy nhất để nhà lãnh đạo đánh giá về bạn. Xây dựng hình ảnh thân thiện, giúp đỡ đồng nghiệp cũng là một trong những yếu tố chủ chốt giúp bạn “củng cố địa vị” trong mắt lãnh đạo.

Một nụ cười hay lời chào vui vẻ khi gặp đồng nghiệp là cách thể hiện sự thân thiện của bạn. Bạn cũng nên chú ý những hành động nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn như giúp mở cửa, giữ nút thang máy, nhặt đồ đánh rơi…Ngoài ra, bạn hãy tận dụng thời gian rảnh để giúp đỡ người đồng nghiệp đang “ngập đầu” giải quyết công việc. Chắc chắn đồng nghiệp của bạn sẽ rất cảm kích và bạn cũng sẽ trở thành một trong những nhân viên chủ chốt trong mắt lãnh đạo và các đồng nghiệp.

Xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp

Trong một môi trường làm việc năng động và hiện đại, tính chuyên nghiệp là một trong những tiêu chí hàng đầu quyết định sự thành công của một doanh nghiệp cũng như sự thăng tiến của mỗi cá nhân. Dù bạn là ai hay làm gì thì một phong cách chuyên nghiệp sẽ giúp bạn thuận lợi và thành công trong công việc. Mang một hình ảnh chuyên nghiệp, bạn sẽ tự tin, và đồng thời, khiến sếp và đồng nghiệp tin tưởng vào bạn cũng như khả năng của bạn.

Nhàn Lê (Khampha.Vn)

Tư vấn nhân sự - nhu cầu tất yếu cho sự phát triển

Kể từ sau khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng và hội nhập. Bên cạnh việc thu hút một lượng lớn đầu tư từ nước ngoài, các Doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn bởi áp lực cạnh tranh cũng như những thách thức khi tham gia vào thị trường quốc tế. Hàng loạt công ty có sự chuyển dịch dần sang mô hình tập đoàn kinh tế thuộc các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh những lợi ích mang lại như khẳng định đẳng cấp của Doanh nghiệp để tiến ra thế giới, sự chuyển dịch sang mô hình tập đoàn kinh tế còn giúp các Doanh nghiệp có thể đứng vững trước các đối thủ cạnh tranh trong ngành, khả năng chống đỡ rủi ro tốt. Hơn thế, các tập đoàn kinh tế không ngừng mở rộng quy mô, tham gia vào nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, xây dựng thương hiệu vững mạnh trên thị trường.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt – Giám Đốc tư vấn nhân sự Nhân Việt cho rằng, trong thời kỳ hội nhập, trước những thách thức mới của thị trường và áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế, các Doanh nghiệp buộc phải rà soát lại cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực sao cho hiệu quả và nhất là tính chuyên nghiệp cao để tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia từ nước ngoài.

Tăng trưởng cũng tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng phát triển thành tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành nghề, các Doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn xuất phát từ chính việc không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh:

1. Khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
2. Tỉ lệ chảy máu chất xám ở mức cao do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: Khi xảy ra tình trạng trên, Doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian cho việc đào tạo và để nhân viên mới hòa nhập với môi trường, ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động của công ty.
3. Chưa phát huy được hết 100% tiềm năng của người lao động

Nhằm giải thích cho việc này, bà Nguyệt cho biết: “Sở dĩ các Doanh nghiệp gặp phải tình trạng trên do phải đáp ứng với tốc độ phát triển và vì nhu cầu về lao động cũng gia tăng. Thực tế, các doanh nghiệp vẫn chưa có sự chuẩn bị từ trong chính nguồn lực hiện tại mà phải phụ thuộc vào các nguồn cung từ bên ngoài. Nhiều Doanh nghiệp vẫn chưa thật sự chú trọng vào việc đào tạo và phát triển từ chính nguồn nhân lực hiện có ngay tại công ty.&Rdquo;

tư vấn nhân sự - Nhu cầu tất yếu cho sự phát triển

Theo Chị Lê Thu Hoài – Giám đốc bộ phận Marketing & PR chuỗi Hệ thống siêu thị điện máy Media Mart cho biết: Hiện nay Hệ thống thế giới điện máy MediaMart đang gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự quản lý cấp cao và cấp trung, bới lý do đặc thù về nghành bán lẻ điện máy cũng khó hơn so với các nghành nghề khác về việc phải am hiểu về thị trường cũng như các yếu tố kỹ thuật của sản phẩm.

Hiện nay, các Doanh nghiệp đều có bộ phận HR riêng bên cạnh các bộ phận Kế toán, Marketing, Kinh doanh .V.V. Tuy nhiên, các Doanh nghiệp chỉ chú trọng vào việc tập trung cho kinh doanh và sản xuất, tiếp thị. Bộ phận HR chỉ hoạt động để phục vụ cho một số nhu cầu hành chính như: Tuyển dụng, chi trả lương, quản lý hồ sơ, bảo hiểm y tế .V.V. Và trong nhiều trường hợp, bộ phận HR còn được tích hợp chung với bộ phận Hành chánh kiêm nhiệm nhiều công việc khác hoặc trực thuộc bộ phận kế toán tài chính do đó thiếu chiều sâu và tính chuyên nghiệp HR.

Theo các chuyên gia, việc quản lý nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các tổ chức. Bên cạnh vai trò duy trì sự ổn định của bộ máy nhân sự, HR còn thúc đẩy sự cố gắng, quyết tâm của toàn thể nhân viên, kết nối giữa các bộ phận khác nhau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, hiện các Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thật sự phát huy được vai trò thật sự của bộ phận HR do nhiều nguyên nhân như thời gian có hạn, kinh nghiệm về HR vẫn còn hạn chế, không đủ nguồn lực về con người để thực hiện.

Vai trò của tư vấn nhân sự đối với các Doanh nghiệp

Trước hết, các Doanh nghiệp cần nhận thức rõ những ưu điểm từ việc sử dụng các dịch vụ Tư vấn nhân sự thuê ngoài của các công ty có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành so với việc tự tổ chức trong tình hình khó khăn còn quá nhiều vướng mắc như đã nêu ở trên để có thể tập trung hết thời gian và nguồn lực vào kinh doanh.

Bà Nguyệt chia sẻ: “Hiểu rõ được nhu cầu từ các Doanh nghiệp, dịch vụ Tư vấn nhân sự sẽ giúp các khách hàng thấu hiểu, phát triển, ứng dụng và xác định tính hiệu quả của các chương trình và chính sách nhân sự hiện hành. Phương pháp tiếp cận hiệu quả tập trung vào người lao động và cá nhân hóa của chúng tôi sẽ đảm bảo sự thành công cho bạn.&Rdquo;

Sử dụng dịch vụ Tư vấn nhân sự thuê ngoài mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Doanh nghiệp như:

- Củng cố chiều sâu và tính chuyên nghiệp cho bộ phận HR hiện tại nếu có;
- Tính khách quan tạo niềm tin cho nhân viên các bộ phận và cấp quản lý với cái nhìn mới về những gì HR có thể làm được;
- Xây dựng tiền đề cho một vai trò thật sự của HR;
- Xây dựng hay điểm lại các chính sách nhân sự phù hợp với xu hướng mới.
- Nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác nhân sự giúp Doanh nghiệp phát triển thành công.
Với những lợi ích thiết thực từ dịch vụ Tư vấn nhân sự, dịch vụ Tư vấn Nhân sự sẽ ngày càng nhận được sự quan tâm từ các Doanh nghiệp trong thời gian tới.

Www.SAGA.Vn - Quách Thiện Toàn | Công ty Tư vấn nguồn nhân lực Nhân Việt