Trong thời gian gần đây, mô hình ASK càng khẳng định vai trò trong công tác quản lý nhân sự HRM. Vậy cách áp dụng mô hình này như thế nào? Cùng khám phá nhé!
1. Xây dựng bộ tiêu chí sàng lọc và tuyển dụng nhân sự
Sàng lọc ứng viên là quá trình xem xét hồ sơ xin việc của ứng viên. Mục đích của việc sàng lọc này là lựa chọn đủ số lượng CV tiềm năng và phù hợp với nhiệm vụ của doanh nghiệp đặt ra trong số hàng trăm hồ sơ gửi đến. Để xây dựng bộ tiêu chí sàng lọc ứng viên, cần lưu ý một số điều sau: tiêu chí về trình độ chuyên môn, tiêu chí kinh nghiệm làm việc, tiêu chí kỹ năng quan trọng, ...
2. Xây dựng khung năng lực đánh giá nhân sự nội bộ
Mô hình ASK cũng được áp dụng trong việc xây dựng khung năng lực đánh giá nhân sự nội bộ. Cấu trúc để xây dựng khung năng lực được gợi ý như sau:
- Năng lực cốt lõi: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng về ngôn ngữ, …
- Năng lực theo vai trò: Tổng hợp theo các năng lực thực tiễn như năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý, năng lực tư duy, …
- Năng lực chuyên môn: Gắn với từng lĩnh vực, ví vị trí cụ thể mà cần có kỹ năng khác nhau. Ví dụ: kỹ năng lập trình, kỹ năng thiết kế, kỹ năng truyền thông, …
- Năng lực hành vi: Định nghĩa dưới dạng hành vi, mục đích là đảm bảo khả năng ứng dụng cũng như mức độ thuần thục. Nhà quản lý có thể dùng các công cụ hỗ trợ như MBTI, DISC, …
3. Định hướng và phát triển nhân sự
Hơn thế, mô hình ASK còn được áp dụng để định hướng và phát triển nhân sự như sau:
- Có chiến lược đào tạo rõ ràng và chuyên nghiệp.
- Phát triển nhà quản lý thành cố vấn chuyên môn cho nhân viên.
- Chú trọng các kỹ năng mềm.
Mong rằng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về mô hình ASK và cách thức áp dụng hiệu quả.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét