Từ đâu, chúng ta đã thấy rõ vai trò của KPI trong doanh nghiệp và đối với cá nhân. Vậy trong bài viết này, cùng làm rõ hơn về điều này nhé!
1. KPI giúp hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp
Dựa vào những báo cáo KPI, nhà quản lý dễ dàng đưa ra những bước hoạch định chiến lược sát nhất với con số hiện tại và kế hoạch phát triển trong thời gian sắp tới.
Chỉ số KPI có thể định hướng sản phẩm, dịch vụ chính xác hơn và đánh đúng nhu cầu và tâm lý tiêu dùng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, khuyến khích nhân viên phát huy tốt nhất hiệu quả công việc, tạo sự liên kết bền chặt với các phòng ban.
2. KPI giúp đo lường mục tiêu
Mặc dù hay bị nhầm lẫn là mục tiêu của công ty hay là mục tiêu chính, nhưng chỉ số KPI là một phương pháp đo lường các mục tiêu và chỉ tiêu. Chẳng hạn, nếu công ty đặt mục tiêu là thu được một số tiền nhất định từ việc bán những sản phẩm mỗi tháng, KPI sẽ chỉ ra cách nhanh nhất hoặc chậm nhất để đạt được mục tiêu này.
3. KPI tạo động lực phát triển của mỗi cá nhân
Không phải dự án hay chiến dịch nào cũng đạt được kết quả như mong muốn. Nhưng bằng cách giám sát hiệu quả theo KPI, doanh nghiệp sẽ tạo ra môi trường không ngừng học hỏi và tiến bộ.
Với việc đánh giá dựa trên KPI, các phòng ban dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện công việc tại mọi thời điểm mà không cần chờ đến cuối tháng, cuối quý hay kết thúc dự án.
4. KPI là cách để quản lý hiệu quả công việc
Có thể nói đây là lý do lớn nhất để KPI trở nên quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp. Chỉ số KPI giúp minh bạch và đơn giản hóa việc quản lý hiệu suất. Bằng cách cho phép chúng ta nhìn thấy không chỉ những gì mình làm mà cả những gì đồng nghiệp/mọi người xung quanh đang làm. Qua đó, tất cả mọi người đều đảm bảo làm việc theo đúng hướng.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét