Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Để sa thải nhân viên không vô lý

(HR) Sếp bạn có tạo ra những “điều kiện mới” để gây khó khăn cho bạn khi làm việc không? Bạn có tin rằng bất kỳ một nhân viên nào khác trong vị trí của bạn đều sẽ đồng ý tuân theo?

Có những bất ngờ trong cuộc sống và có lẽ điều bất ngờ kèm lẫn bức xúc nếu như bạn rơi vào trường hợp làm việc chăm chỉ nhưng bị sa thải một cách vô lý.

Bạn đã kiểm tra lại việc mình đã làm, đã tự cố gắng sửa chữa khuyến điểm… nhưng thấy nghi ngờ về những lý do “ẩn” sau lý do chính khiến bạn mất việc. Thực sự nó đúng hay vô lý, hợp pháp hay không hợp pháp? Thử kiểm tra những lý do dưới đây nhé.

1. Vi phạm hợp đồng

Nếu bạn làm việc theo hợp đồng rõ ràng và bạn đã hoàn thành được một nửa thoả thuận rồi thì điều này có thể được coi là bất công nếu như ông chủ sa thải bạn. Trong một số trường hợp, thậm chí có những điều khoản trong hợp đồng mang đầy “ẩn ý”, chỉ cần bạn không kiểm soát kỹ trước khi ký hợp đồng thì đó là sơ hở để sếp sa thải bạn mà bạn sẽ không ngờ tới. Vì vậy trước khi kí hợp đồng cần “minh mẫn” đọc kỹ các điều khoản, yêu cầu bản mô tả chi tiết nhiệm vụ và trách nhiệm của bạn trong công việc để có cơ sở cũng như pháp lý đòi hỏi quyền lợi khi sếp muốn sa thải bạn.

2. Lý do sa thải “ngầm”

Sếp bạn có tạo ra những “điều kiện mới” để gây khó khăn cho bạn khi làm việc không? Bạn có tin rằng bất kỳ một nhân viên nào khác trong vị trí của bạn đều sẽ đồng ý tuân theo? Điều này thường khó được chứng minh, nhưng một vài ví dụ dưới đây chứng tỏ sếp đang cố tình gây khó dễ để sa thải bạn:

- Bạn bị giáng chức hoặc bị thuyên chuyển mà không có lý do nào hợp lệ

- Bị “đối xử” bất công hoặc không đạt yêu cầu đánh giá công việc

- Chủ trương tiền   lương   và những lợi ích bị cắt giảm

- Được khuyến khích từ chức.

- Những trách nhiệm công việc của bạn bị thay đổi

3. Nói xấu bạn

Ông chủ của bạn có cố ý nói dối một vài điều về bạn để chứng minh bạn nên bị sa thải không? Ông ấy nói với người khác rằng bạn rất lười và không thực hiện nhiệm vụ trong khi chẳng có bằng chứng nào chỉ ra điều đó? Ông ấy lan truyền tin đồn không tốt về cuộc sống cá nhân của bạn? Hay công khai cáo buộc bạn làm điều gì đó bất hợp pháp như trộm cắp?

Nếu bạn đã phải trải nghiệm những điều trên, bạn cần “cứng rắn” để có công việc trở lại. Đây là một loại hành vi nói xấu người khác và nó là bất hợp pháp để sa thải bạn.

4. Phân biệt đối xử

Đây là điều bất hợp pháp nếu sếp của bạn sa thải chỉ vì lý do tuổi tác, chủng tộc, giới tính, khuyết tật hay tôn giáo. Nhưng nếu bạn bị sa thải vì những lý do không được sự bảo hộ của luật pháp như mái tóc, vệ sinh cá nhân, trang phục quần áo hoặc nơi cư trú thì điều này không được coi là phân biệt đối xử.

5. Quấy rối tình dục

Đây là điều bất hợp pháp nếu như bạn bị sa thải chỉ vì lý do bạn không đáp ứng tình dục với sếp của bạn. Trong trường hợp này cần kiên quyết để giữ lấy công việc của bạn. Vì bạn chẳng có gì sai trái để bị sa thải cả. Hoặc có sự đền bù thoả đáng vì lý do vô lý như vậy.

Hình thức “cổ điển” của việc quấy rối tình dục mà bạn thường thấy trong phim ảnh hay tivi đó là sếp thường đe doạ sẽ đuổi việc bạn nếu không “hợp tác” với ông ấy. Hãy có thái độ dứt khoát và cử chỉ đúng mực, cũng như hạn chế những hành động gây hiểu lầm cho đối phương rằng bạn cũng “ngấm ngầm” đồng ý.

Cũng phải thừa nhận rằng không chỉ phụ nữ thấy mình bị rơi vào tình huống này mà ngay cả đàn ông cũng có thể gặp ở nơi làm việc. Hãy cẩn thận.

Bạn cần làm gì?

Nếu bạn cảm thấy mình bị sa thải một cách vô lý dựa trên pháp luật, thì điều tốt nhất là nhờ luật sư. Nhưng trước tiên bạn cần tìm ra những bằng chứng chứng minh rằng sếp bạn đã vi phạm luật lao động để làm căn cứ theo đuổi vấn đề này.

Trong một số trường hợp, nếu bạn có nhiều chứng cứ thuận lợi thì việc bạn “định” nhờ pháp luật có thể giúp bạn có được công việc trở lại hoặc được nhận bồi thường tài chính. Tuy nhiên, cũng nên cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trước khi khiếu kiện “sếp” trước pháp luật nhé.

Bạn có thể lựa chọn cách giải quyết vấn đề thông qua bộ phận quản lý nguồn nhân lực của công ty trước. Nếu không thể mới đặt vấn đề lên cấp trên.

Nếu bạn có một đồng nghiệp tốt hay người bạn ở trong ban quản lý   nhân sự   của công ty thì hãy hỏi họ để có được lời khuyên bạn nên làm thế nào cho hợp lý nhất. Hoặc nếu có người nào cũng đã từng gặp rắc rối như bạn nhưng vẫn đứng vững ở vị trí của mình hãy nhờ họ giúp đỡ.

Các biện pháp “phòng ngừa”

Có hay không việc bạn bị sa thải nhưng không phải là vô ích nếu bạn biết cách “phòng hơn chữa” để không có lý do sa thải vô lý nào đến với bạn trong tương lai

- Hãy chắc chắn rằng bạn luôn giữ tư liệu, giấy tờ ghi chi tiết nhiệm vụ và trách nhiệm của bạn khi bạn đang trong quá trình làm việc và cả việc được thăng chức.

- Luôn giữ biên bản hợp đồng và thoả thuận làm việc của bạn với công ty

- Nếu sếp của bạn dùng thời gian để đánh giá hiệu suất làm việc thì khi hoàn thành nhiệm vụ bạn hãy ghi nó lại nhé.

- Lưu bất kì email nào mà đồng nghiệp gửi cho bạn với lời cám ơn, ca ngợi hiệu suất hoặc kết quả công việc của bạn.

- Không để bị cuốn vào những câu chuyện “tám tầm phào” ở văn phòng, những ý kiến vô tình có thể là điều chống lại bạn đấy.

- Lưu lại những email hay tin nhắn quan trọng.

- Làm việc với đồng nghiệp cần rõ ràng, chặt chẽ, tránh gây mâu thuẫn hiểu lầm để đảm bảo rằng họ không kết “bè phái” chống lại bạn.

- Hãy báo cáo nếu bạn thấy bị phân biệt đối xử hoặc bị quấy rối tình dục ngay khi nó vừa xảy ra.

- Hãy chắc chắn rằng bạn rõ ràng về chính sách của công ty liên quan đển việc sa thải, nếu bạn có câu hỏi nào về vấn đề này hãy hỏi người trong ban quản lý nguồn nhân lực của công ty nhé.

Qua những điều trên bạn thấy việc mình bị sa thải là hợp pháp hay vi phạm vào quyền lao động của nhân viên? Hãy suy nghĩ kỹ để luôn đảm bảo quyền lợi lao động của mình nhé.

Theo jobs.Vietnamnet.Vn- Lưu trữ tại Quantri.Vn

Học cách khen nhân viên

Cưới xin là một trong những buổi lễ được chuẩn bị chu đáo nhất để sao cho không có gì điềm xấu nào xảy đến. Tuy nhiên chẳng ai ngờ được mọi chuyện. Một bữa tiệc cưới của một cô dâu nghèo người Ý đã bị gián đoạn vì cô này phải đi bệnh viện để lấy một hạt gạo ra khỏi tai. Thật may là vào buổi chiều cô ấy đã bình phục được để đi tới nhà thờ thề nguyện cùng vị hôn phu.

Cô dâu đó đã học được rằng ngay cả những buổi lễ được chuẩn bị chu đáo nhất cũng có thể diễn ra không suôn sẻ. Và trong công việc cũng vậy. Hầu hết mọi người đều rất cần được khen ngợi khi làm việc. Lời khen của sếp tưởng như luôn được nhân viên mừng rỡ đón nhận, nhưng sự thực không đơn giản như vậy. Tôi đã liệt kê những câu hỏi dưới đây để đảm bảo rằng lời khen của bạn có được ảnh hưởng mà bạn dự tính.

- Liệu người nhận lời khen có đặt câu hỏi về động cơ khen ngợi của bạn không? Mọi người thích những lời khen ngợi đến từ trái tim. Nếu họ nghĩ rằng bạn không trung thực, nếu bạn đưa ra lời khen nhiều hơn mức họ xứng đáng được hưởng hay nếu họ cho rằng bạn có một động cơ bí mật để nói điều mà bạn nói, thì họ sẽ không thích nghe lời khen của bạn đâu. Vì vậy hãy nghĩ trước xem bạn sẽ nói gì để khen ngợi và nói với ai. Hãy đảm bảo rằng không có một trò chơi bí hiểm nào diễn ra cả.

- Bạn có khen quá nhiều không? Theo một cuộc trưng cầu ý kiến do tổ chức Working Wounded tổ chức gần đây, chỉ hơn 1% những người trả lời cho rằng họ bối rối vì nhận được quá nhiều lời khen khi làm việc, trong khi 70% hỏi lại: “Khen cái gì mới được cơ chứ?” Như vậy nhận quá nhiều lời khen không phải là thứ mà ta thường gặp khi làm việc, nhưng có một số người có trải qua hiện tượng đó. Hãy nhớ rằng bạn không muốn lời khen của bạn trở thành rẻ mạt. Cần phải làm cho lời khen có ý nghĩa đặc biệt.

- Bạn có nói điều gì sai với người không đúng không? Tôi nhớ rằng trong trường trung học chúng tôi đã cố gắng chọn một bài hát để cổ vũ cho đội bóng rổ cuả trường. Huấn luyện viên muốn chọn một bài của Fifth Dimension. Chúng tôi thì thích bài của Roundabout (và cực kỳ khác phong cách của Fifth Dimension). Và có lẽ điều này cũng xảy ra với bạn. Một số lời khen nghe rất tuyệt với bạn, nhưng lại làm nhân viên của bạn thấy chối tai và khó chịu.

- Lời khen của bạn có dè dặt hay thậm chí tiêu cực không? Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng nghe chữ “nhưng” trong lời khen, kiểu như “bạn làm việc tốt đấy, nhưng…” Ngay cả khi có một vài từ dễ nghe nhưng khi quay đi, bạn chỉ còn nhớ nội dung chỉ trích chứa trong đó. Vì vậy, hãy loại bỏ những điều chỉnh hay phê bình khỏi lời khen của bạn, và như vậy nhân viên sẽ có thái độ đáp ứng đúng như bạn mong muốn.

Việc theo đúng các nguyên tắc này sẽ giúp cho mối quan hệ giữa bạn và nhân viên đúng như một đám cưới trên thiên đường.

Tổng hợp

0 nhận xét :

Đăng nhận xét